Biểu tình Ô Khảm
Biểu tình Ô Khảm

Biểu tình Ô Khảm

Các cuộc biểu tình ở Ô Khảm hay Phản kháng tại Ô Khảm là một cuộc phản đối chống lại sự tham nhũng và bất công xã hội khởi đầu vào tháng 9 năm 2011 và leo thang trong tháng 12 năm 2011, diễn ra với các sự kiện trục xuất các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao vây thôn và căng thẳng tiếp diễn sau đó[4] tại thôn Ô Khảm (giản thể: 乌坎; phồn thể: 烏坎; bính âm: Wūkǎn; Việt bính: Wu1 Ham²), thuộc nhai đạo Đông Hải, thành phố cấp huyện Lục Phong, thành phố cấp địa khu Sán Vĩ của tỉnh Quảng Đông.Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 21-23 tháng 9 năm 2011 sau khi các quan chức bán đất nông nghiệp cho các nhà phát triển bất động sản mà không tính đến việc đền bù cho dân làng. Vài trăm đến vài ngàn người phản đối và sau đó tấn công một tòa nhà của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một trạm công an và một khu công nghiệp. Người biểu tình đã trưng các biểu ngữ ghi rằng "Trả lại đất cho chúng tôi!" và "Hãy để chúng tôi tiếp tục canh tác!". Tin đồn rằng công an địa phương đã giết chết một đứa trẻ khiến cho những người biểu tình bức xúc và kích động bạo loạn khi bị đàn áp. Trước đó, trong năm 2009 và 2010, cư dân Ô Khảm đã kiến ​​nghị chính phủ trung ương giải quyết các tranh chấp đất đai, nhưng không được quan tâm.Trong một nỗ lực để giảm bớt căng thẳng, chính quyền cho phép dân làng chọn 13 đại diện tham gia vào các cuộc đàm phán. Đầu tháng 12, bảo vệ địa phương đã bắt cóc và giam giữ năm người đại diện của dân làng. Các cuộc biểu tình bùng phát mạnh sau khi một trong những đại diện thôn, Tiết Cẩm Ba (Xue Jinbo), đã chết khi bị giam giữ trong trạm công an trong tình hình đáng ngờ.[2][3] Dân làng đã phản ứng buộc các quan chức Đảng Cộng sản và công an, bảo vệ chạy trốn khỏi làng.[5][6] Ngay lập tức, giới chức địa phương đã nhanh chóng quy kết người dân trên các phương tiện báo chí chính thống là "những kẻ gây rối", bị các thế lực thù địch giật dây.[7] Ngày 14 tháng 12 năm 2011, 1.000 công an, cảnh sát bao vây làng, cô lập cấm ra vào và ngăn chặn thực phẩm và hàng hóa được đưa vào làng, đồng thời cắt điện và nước.[4][8] Các cơ quan Chính phủ thiết lập kiểm duyệt internettruyền thông ngăn chặn các thông tin về Ô Khảm, Lục Phong và Sán Vĩ.[9]Ô Khảm đã thường được mô tả là 1 thôn đặc biệt thuần và hiền hòa.[10] Báo chí quốc tế mô tả các cuộc nổi dậy tháng 12 năm 2011 mang tính đặc biệt[4][6] so với những "sự cố quần chúng" khác tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, với ước tính khoảng 180.000 tranh chấp tương tự trong năm 2010.[11] Từ năm 1990 đến 2011, hơn 43% nông dân Trung Quốc từng bị chính quyền trưng thu đất đai [7] và ước tính 60% đến 70% thu nhập của chính quyền địa phương đến từ việc bán đất của nông dân. Trong đó, các quan chức địa phương và tay chân trở thành người hưởng lợi chính khi bồi thường cho nông dân một số tiền tối thiểu và sau đó được những nhà đầu cơ địa ốc trả gấp 50 lần.[12] Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng cảnh báo rằng nếu không sớm khắc phục thì tình trạng cưỡng chế đất đai sẽ biến Trung Quốc trở thành phân hóa giữa người dân và chính quyền, ông cũng đề cập vấn đề cần "bảo vệ quyền đất đai của nông dân".[13]Cuối cùng, với sự can thiệp của trung ương, đại diện thôn và các quan chức tỉnh đã đạt một thỏa thuận hòa bình, đáp ứng ngay lập tức những yêu cầu của người dân trong thôn.[14] Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản địa phương thành phố Sán Vĩ nói rằng thẩm quyền của thành phố đã bị "đè" bởi sự can thiệp của tỉnh. Người lãnh đạo của cuộc nổi dậy, Lâm Tổ Luyến (林祖恋 hay trước đó là Lâm Tổ Loan (林祖銮)), đã trở thành Bí thư Đảng ủy thôn Ô Khảm. Sáng kiến giải quyết mâu thuẫn này là xuất phát từ quyết định của Bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản tại Quảng Đông Uông Dương và hiện đang được quảng bá rộng rãi tại Trung Quốc như một mô hình giải quyết những xung đột và chính quyền cũng đồng ý mở cuộc điều tra các khiếu nại về chuyện quan chức lấy đất của dân.[7] Báo New York Times đã gọi sự kiện này là Công xã Paris ở Ô Khảm, như một hình thức chiến tranh nhân dân.[15][16].

Biểu tình Ô Khảm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình Ô Khảm http://www.theage.com.au/world/wave-of-riots-over-... http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/689681/... http://www.bangkokpost.com/news/asia/279492/chines... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.businessweek.com/news/ng%C3%A0y http://edition.cnn.com/2011/12/21/world/asia/china... http://www.forbes.com/feeds/ap/2011/09/25/general-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/12/23/w... http://www.ft.com/cms/s/0/e27b2c34-e5ab-11e0-8e99-... http://www.ft.com/intl/cms/s/0/0c7046d6-5560-11e1-...